Trang chủ » Khoa học » Wen Yiduo (Văn Nhất Đa): Nhà văn hóa và nhà nghiên cứu lớn của Trung Hoa

Wen Yiduo (Văn Nhất Đa): Nhà văn hóa và nhà nghiên cứu lớn của Trung Hoa

Văn Nhất Đa (1899-1940), tên thật là Văn Gia Hoa, sau lấy tên là Văn Nhất Đa (tên khác là Văn Hữu Sơn), là nhà thơ, nhà nghiên cứu lớn của Trung Hoa.

Ông sinh ra ở Hy Thủy, Hồ Bắc, từ nhỏ làm môn đệ của một tiệm sách nhỏ trong thị trấn, nhờ vậy sớm được tiếp xúc với tri thức nhân loại.

Năm 1912, Văn Nhất Đa vào học Đại học Thanh Hoa. Ông say sưa đọc sách, làm thơ và viết bút ký. Năm 1916, bắt đầu công bố nhiều bài bút ký trên tờ Tuần san Thanh Hoa, sau tập hợp thành tập Nhị nguyệt Lô Mạn Ký. Cũng tại đây ông viết các tập thơ Cái chết của Lý Bạch, Linh hồn đóa sen hồng được công luận quan tâm.

Từ năm 1912 đến năm 1922 lần lượt công bố các tác phẩm Sinh viên kiểu lữ khách, Đông dạ thảo nhi bình luận, Hồng chúc v.v..

Năm 1922 du học tại Viện Mỹ thuật Chicago (Hoa Kỳ). Tại đây, ông viết các tập thơ Vịnh Thái dương, Bài ca giặt áo, Chim nhạn lẻ loi, Hồi ức hoa cúc v.v..

Tháng 5 năm 1925 công tác ở ĐH Trung Sơn 4 (sau này là ĐH Nam Kinh), đồng thời tham gia giảng dạy ở các trường ĐH Sơn Đông, ĐH Chính trị, ĐH Thanh Hoa, ĐH Liên hiệp Tây Nam, từng tham gia các chức vụ Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ ĐH Trung Sơn 4, Viện trưởng Viện Văn học ĐH Vũ Hán, Viện trưởng Viện Văn học ĐH Sơn Đông v.v..

Suốt từ năm 1928 trở đi, ông cho ra đời nhiều tập thơ (bài thơ) nổi tiếng như Tử Thủy (Dòng sông chết?), Cầu thọ, Bài ca Thất tử, Xuân Quang, Tịnh Dạ (Đêm tĩnh lặng), Thôn hoang, Thiên An Môn, Phát hiện v.v., đồng thời nghiên cứu chỉnh lý các bộ kinh điển Chu Dịch, Kinh Thi, Trang Tử, Sở Từ (sau sắp xếp thành bộ Cổ Điển Tân Nghĩa năm 1956), được Quách Mạt Nhược đánh giá là “tiền vô cổ nhân, hậu bất lai giả” (trước sau không ai bằng).

Đến cuối đời, ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu, chỉnh lý, biên tập các tác phẩm cổ điển Trung Hoa, xuất bản nhiều công trình, như Sở Từ hiệu bổ, Trang Tử hiệu bổ, Quản Tử hiệu khám, Tân Đường thi hiệu khám ký, xuất bản nhiều kiệt tác như Nghiên cứu văn học cổ điển (1942), Văn Nhất Đa toàn tập (tập 1-4, 1948), Văn Nhất Đa tuyển tập (1951), Tuyển tập Thơ văn Văn Nhất Đa (1955), Thần thoại và thơ ca (1956), Cổ điển Tân nghĩa (hai tập, 1956), Đường thi tạp luận (1956), Văn Nhất Đa bình luận văn học cổ điển (1984), Văn Nhất Đa bình luận thơ mới (1985), Li Tao giải hỗ (1985), biên soạn các cuốn Văn học thượng cổ Trung Quốc, Niên biểu văn học thời Đường, Đường thi đại hệ. Bên cạnh, ông viết nhiều chuyên tác mang tính nghiên cứu sâu về văn hóa truyền thống Trung Hoa và khu vực như Thất thập nhị, Đoan ngọ khảo, Vấn đề Khuất Nguyên, Thích chu, Thích Dư, Khế văn tạp thức, Tam đại cát kim văn thích, Kim văn tạp thức, Triều Vân khảo, Phục Hy khảo, Thần tiên khảo, Đỗ Phủ v.v..

Riêng các tác phẩm chỉnh lý, hiệu đích kinh điển Trung Hoa của Văn Nhất Đa đã đóng góp rất lớn trong việc truyền bá, nghiên cứu và học tập nền văn hóa, văn học Trung Hoa cổ đại của thế giới đương đại.

Với người Trung Hoa, Văn Nhất Đa là một nhà văn hóa lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *