Trang chủ » Văn Học » “Oedipus” trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ

“Oedipus” trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ

Vài năm trước đây khi tìm những câu chuyện có type Oedipus trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ, tôi thấy rất ít chuyện giống như kịch Sophocles. Những ví dụ theo kiểu Sophocles mà tôi tìm được rất ít ỏi:

(1) Một chuyện về thần Ganesha. Có lần nữ thần Parvati, mẹ của Ganesha, hỏi thần muốn cưới một người vợ như thế nào. Ganesha trả lời “Một người giống hệt mẹ, mẹ ạ”. Parvati tức giận bởi mong muốn loạn luân được bộc lộ công khai ấy đã nguyền rủa con trai mãi mãi độc thân, và vì vậy Ganesha trở thành vị thân độc thân vĩnh viễn.

(2) Trong một số bản kể của sử thi Ramayana, Sita là con gái của Ravana, quỷ vương đảo Lanka, được sinh ra với lời nguyền rủa sẽ mang đến cái chết cho cha mình. Ravana cố tìm mọi cách vứt bỏ con gái, vì vậy nàng đã lớn lên ở Bắc Ấn xa xôi, cưới hoàng tử Rama, rồi bị chính Ravana, khi đó không biết nàng là con gái mình, bắt cóc. Cuối cùng, Ravana bị Rama giết chết.

(3) Trong sử thi Mahabharata, anh hùng Arjuna bị chính con trai mình, Babhruvahana, giết chết trên chiến trường, nhưng sau đó Arjuna sống lại.

(4) Trong bản kể Ramayana của Bengal, Lava và Kusa, hai người con trai của Rama đã giết chết Rama trong giao tranh.

Ngoài ra còn một số ví dụ trong kinh Rig Veda “Hỡi Indra, ai đã khiến mẹ người trở thành goá phụ? Thần linh nào đã hiện diện trong cuộc xung đột khi chính thần giết chết cha ruột của mình, kéo lê chân ông ta?” (Rg. IV. 18. 12).

Nhưng tất cả những thí dụ này đều khá thiếu sáng rõ, nhìn chung đều không được biết đến, không được giữ lại trong những bản kể quan trọng, lưu hành rộng rãi của Ramayana, Mahabharata cũng như trong những chuyện kể dân gian phổ biến.

Trước tôi, những nhà nghiên cứu khác cũng đã tìm kiếm, đáng chú ý là các nhà phân tâm học và họ đi đến kết luận rằng tự sự Ấn Độ không có những câu chuyện Oedipus và vì vậy, tất nhiên, người Ấn không có phức cảm Oedipus; theo đó, ít nhất đối với một nhà văn, thì việc không may thiếu phức cảm Oedipus đã khiến Ấn Độ không phát triển hình thức tiểu thuyết, hoặc ngăn cản họ không lật đổ những người Hồi Giáo Mughal hoặc những người Anh bằng những bạo động đẫm máu.

Tôi không phải một nhà phân tâm học, dù tôi tin tưởng ở phân tâm học, đặc biệt ở người cha của khoa học này, Sigmund Freud, người liên quan một cách hệ trọng tới mọi nghiên cứu thần thoại và văn học dân gian, nhất là do những khám phá của ông về các mã (quy tắc) biểu tượng và những thông điệp biểu tượng.

Trong bài nghiên cứu này, tôi muốn tóm tắt và trình bày một số những mô thức giống type Oedipus mà tôi và một số nhà nghiên cứu đi trước đã tìm thấy trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ.

Type Oedipus:

Chúng tôi không thấy gì ngoài một vài thí dụ rời rạc, chưa đủ sức thuyết phục như trên về kiểu truyện Oedipus “dương”, nơi mà, (như trong kịch Sophocles) một chàng trai trẻ bị nguyền rủa sẽ giết cha và cưới mẹ, cố gắng để thoát khỏi định mệnh nhưng thật mỉa mai, đã vô tình thực hiện đúng định mệnh của mình.

Trước đây, chúng tôi đã không tìm thấy những tương đồng vì quá câu nệ, không thấy rằng trong một bối cảnh văn hoá khác, một mẫu thức tương tự có thể xuất hiện với kiểu cách khác, có khi lộn ngược – hình tượng cây vũ trụ của Ấn Độ có cành nhánh lá hoa trong đất mà rễ lại ở trên không.

Phục vụ cho mục đích tìm kiếm, chúng tôi có thể xác định truyện Oedipus như truyện về xung đột giữa các thế hệ, xung đột nảy sinh do dục vọng và tranh giành, chứa đựng một hoặc vài thành tố sau đây:

(1) Những quan hệ giữa cha và con trai

(2) Những quan hệ giữa mẹ và con trai

Thí dụ: Oedipus Vua của Sophocles

Chúng tôi có thể kể thêm một kiểu thức quan hệ như vậy, thường được gọi là chuyện Electra.

(3) Những quan hệ giữa cha và con gái

(4) Những quan hệ giữa mẹ và con gái
Thí dụ: Electra của Sophocles.

Mô thức Oedipus Hy Lạp có thể tóm tắt như sau:

(1) Con trai giết cha

(2) Con trai cưới mẹ

(3) Con gái yêu cha

(4) Con gái căm thù mẹ, muốn mẹ bị giết chết.

Nếu chúng ta gọi “yêu, theo đuổi, ao ước cưới, ao ước làm một điều gì đó hoặc tất cả mọi điều trong những việc kể trên” là những quan hệ +, và “căm thù, phá hoại, giết, ao ước làm một điều gì đó hoặc tất cả các điều kể trên” là những quan hệ -, nam giới là +m, nữ giới là –m, ta sẽ có những kiểu thức sau đây:

Image

Hoặc trong hình thức ma trận như sau:

Image

Nơi con cái và cha mẹ cùng giới tính, họ có quan hệ –R

Nơi con cái và cha mẹ khác giới tính, họ có quan hệ +R

*Những mô thức Ấn Độ:

Trong văn hoá Ấn Độ, ta thấy những cách thức sau:

Trong sử thi Mahabharata, Bhisma, hoàng tử trưởng nam của Santanu, đã từ bỏ cả quyền kế vị ngai vàng lẫn cuộc sống dục tình để vua cha có thể cưới một cô gái thuyền chài và thoả mãn ái dục. (C.V. Narashimhan: The Mahabharata, 1965, tr 7.11)

Đức vua Yayati chịu lời nguyền rủa bị lão suy, kiệt quệ, vì mong muốn kéo dài đời sống lạc thú, đã đề nghị năm người con trai nhượng chuyển tuổi trẻ của họ và gánh lấy tuổi già cho ông. Người con út đã đổi tuổi trẻ của mình cho cha.

Trong Mahabharata còn có một thí dụ cực đoan hơn về sự tranh giành của người cha với con trai: Đạo sĩ Brihaspati khao khát Mamata, vợ người con trai trưởng của ông. Mamata phản đối, nói rằng nàng đang mang thai và rằng cái thai trong bụng nàng đã thông hiểu mọi kinh Veda sẽ không cho phép hạt giống của Brihaspati lớn lên trong nàng, vì vậy nàng xin cha chồng hãy đợi đến khi nàng sinh nở xong. Brihaspati vẫn khăng khăng đòi hỏi, nhưng cái thai trong bụng Mamata hét lên cấm ông không được làm điều sai trái. Brihaspati tức giận nguyền rủa hài nhi sinh ra sẽ bị mù mắt. Đứa bé sinh ra tên là Dirghatamas , bị mù bẩm sinh (P.C.Roy’s Mahabharata, Vana Parva, XLIII, 21)

Rất có ý nghĩa rằng câu chuyện Dirghatamas được Bhisma kể lại, và trong Ramayana, câu chuyện Yayati do Rama kể khi chàng bị cha lưu đày. Sự hồi tưởng, nhắc nhở lại câu chuyện về những nhân vật cùng kiểu thức trước mình của Bhisma, Rama như vậy là một kĩ thuật văn chương đồng thời cũng là bằng chứng cho thấy những đề tài được nhắc đi nhắc lại, có dấu ấn sâu đậm trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ.

Còn có thể kể thêm nhiều thí dụ nữa về xung đột cha con mà người cha hiện lên như kẻ gây hấn giành chiến thắng. Tôi sẽ chỉ kể thêm một thí dụ: Câu chuyện về Ganesha. Parvati vào phòng tắm và đặt con trai, Ganesha, ở cửa, nói con không cho ai bước vào. Khi cha là thần Shiva muốn vào, Ganesha cố chặn thần lại, Shiva đã chặt đầu Ganesha. Sau đó, Shiva đã chắp một cái đầu voi thay thế cho Ganesha. Trong vài huyền thoại khác thì Ganesha đã có sẵn đầu voi, Shiva tức giận bẻ gẫy một ngà (như ta thấy trong tiếu tượng) (Spratt tr. 126, giải thích điều này như sự thiến hoạn).

Những quan hệ giữa cha và con gái:

Những thần thoại cổ nhất cho thấy bằng chứng về việc cha luôn thèm muốn con gái mình. Chúng ta sẽ chỉ dẫn chứng ở đây hai thần thoại:

Kinh Shatapatha Brahmana I. 7. 41 – 4 kể như sau: Prajapati, Đấng sáng tạo, cha của các thần, dán mắt vào con gái ao ước “Ta muốn kết hợp với nàng”. Khi nói vậy, thần đã giao hợp với con gái. Các thần thấy điều đó là tội lỗi, họ nói “Hắn đã làm điều tội lỗi như vậy với con gái hắn, em gái của chúng ta, chúng ta hãy phanh xác hắn ra”. Rudra nhắm bắn Prajapati. Nửa tinh trùng của Prajapati rơi xuống đất.

Về sau, Prajapati trở thành Thần Sáng tạo Brahma. Một bản kể khác của câu chuyện trên, kiểu Oedipus “dương” được kể:

Khi Brahma bắt đầu công việc sáng tạo, nữ thần Gayatri xuất hiện trong hình thức một cô gái từ một nửa của Brahma, Brahma nghĩ Gayatri là con gái mình. Thấy cô gái vô cùng xinh đẹp, thần Brahma bừng bừng lửa dục… Các con trai của Brahma, xem Gayatri là em gái, hết sức bất bình… Gayatri khiêm nhường chạy vòng quanh Brahma để tránh mắt nhìn của thần. Thần Brahma ngượng nếu cứ quay đầu nhìn theo khi các con thần đều đứng gần đấy. Thần bèn tạo nên bốn đầu, mỗi cái quay về một hướng để có thể ngắm Gayatri. Thấy vậy, Gayatri bay lên trời. Brahma bèn tạo thêm một cái đầu thứ năm hướng lên trời. Sau việc này, Brahma đánh mất những quyền năng thần có được do tu luyện khổ hạnh. (Thần tích Matsya Purana III, 30 – 41, Spratt III. 2)

Trong một tác phẩm đạo Jain, Vaddaradhane, một nhà vua phải lòng công chúa út của mình, đã hỏi các hoàng hậu, thứ phi cùng các cố vấn “Nếu có một tạo vật xinh đẹp trong vương quốc ta, tạo vật đó thuộc về ai?”. Họ trả lời “Tất nhiên rồi, những con ngựa, con voi, châu ngọc, đá quý và cả những phụ nữ đẹp nhất trong vương quốc đều thuộc về bệ hạ”. Khi vua hỏi các đạo sĩ cùng câu hỏi đó, họ trả lời “Bệ hạ phải nói người đang nghĩ về tạo vật gì đã. Rồi chúng thần có thể nói cái gì thuộc về người, cái gì không”. Nhà vua tức giận, đuổi các đạo sĩ đi. Sau đó, vua cưới công chúa út. Nàng sinh con. Kartika, con trai nàng vào rừng, thấy những cậu trai khác được cha, đặc biệt là ông nội cho quần áo, hoa quả. Chàng về nhà, hỏi mẹ “Mẹ ơi, cha của mẹ, ông nội con đâu? Con có ông nội không?”. Mẹ chàng buồn rầu nói “Con trai à, mẹ biết nói sao với con đây? Cha của con cũng là cha của mẹ”. Nghe vậy, Kartika thấy đủ lí do để từ bỏ thế gian để trở thành một tu sĩ khổ hạnh, lang thang.

Hãy chú ý rằng ở đây, như ở trong huyền thoại Oedipus Hy Lạp, có sự nhấn mạnh trên tình trạng lộn xộn của những quan hệ huyết thống bình thường, đặc biệt sự chồng chập của những thế hệ (ông nội – cha – con trai) là kết quả từ những quan hệ loạn luân và những người con trai phẫn nộ khi phát hiện ra điều đó.

Một truyện trong ngôn ngữ Tamil cũng có mô thức cha – con gái tương tự, ngoại trừ việc cha lấy con gái. Một nhà vua không có con gái. Ông cầu nguyện thần Shiva, Shiva hiện ra và nói “Con hãy lựa chọn. Hoặc một người con trai bình thường hoặc bốn người con gái xinh đẹp, tài năng”. Nhà vua chọn những cô con gái. Họ lớn lên thành những thiếu nữ đa tài, xinh đẹp như thiên thần. Một ngày kia trong khi người thợ mát xa đang xoa dầu trên thân thể nhà vua với kiểu xoa bóp thô mạnh, các công chúa tới, cùng nhau mát xa cho cha với tất cả sự êm ái, trong nhịp điệu dễ chịu, như một hoà tấu của những đụng chạm. Sau khi tắm dầu như vậy, nhà vua cảm thấy vô cùng khoái lạc, bắt đều thèm muốn các con gái mình. Vua đi vào căn phòng giận dỗi (một phòng dành cho những lúc buồn rầu, tức giận… trong các cung điện Ấn Độ cổ xưa). Khi các thành viên hoàng gia cùng các cố vấn đến hỏi vì lẽ gì đức vua buồn khổ, ông ta hỏi họ tương tự như đức vua trong câu chuyện của đạo Jain “Nếu ta có những thứ quý giá, ta vứt chúng đi hay hưởng thụ chúng?” Các quan đại thần, không chút ngờ vực, trả lời “Xin hãy đi và hưởng thụ những gì quý giá của người”. Đức vua sung sướng quá “Ta đang phải lòng các con gái ta. Ta muốn cưới chúng ngay lập tức. Hãy chuẩn bị ngay những gì cần thiết”. Triều thần nghĩ rằng nhà vua điên rồ mất rồi, nhưng trêu chọc rằng họ sẽ quan tâm lo liệu. Rồi họ chạy vội đến báo tin dữ cho các công chúa. Các công chúa cầu xin nữ thần Parvati đưa họ vào sâu trong rừng, trong một toà lâu đài bảy tầng, tầng một có bốn khu cho bốn công chúa, sáu tầng trên đựng đầy thực phẩm và váy áo đủ dùng vài năm. Toà lâu đài này phong kín, không cửa chính và không cửa sổ. Vài năm sau, một hoàng tử vào rừng, nghe tiếng đàn vina quyến rũ, chàng lại gần toà lâu đài, toà lâu đài thần kì tự mở ra cho chàng vào. Chàng yêu và cưới cả bốn nàng.

Câu chuyện này rõ ràng thể hiện một đề tài truyện dân gian Ấn Độ phổ biến, sự quấy nhiễu tình dục đối với người thiếu nữ của một người họ hàng không được phép kết hôn với nàng (ở đây là người cha, trong nhiều chuyện khác là người anh trai) hoặc của một người không phải họ hàng nhưng cũng khong được phép kết hôn với nàng (thí dụ một sư phụ đạo sĩ dâm đãng, hoặc Ravana trong một số bản kể của Ramayana chính là người cha thực của Sita); người thiếu nữ bảo vệ phẩm hạnh của mình, tránh khỏi những sự quấy nhiễu loạn luân hoặc ngoại tình đó (như trong chuyện Hanci), nàng đợi gặp người chồng hợp thức của mình.

Những thử thách trinh tiết như vậy đối với các thiếu nữ thường đi cùng cuộc lưu đày lâu dài hoặc sự bị thiến hoạn một cách biểu tượng (hoặc những thử thách anh hùng) của những người tình trẻ của họ, thường do cha những người này gây ra. Việc bắt cóc Sita, việc Draupadi bị người anh (con bác ruột của chồng nàng) xé áo nơi công cộng, việc Shakuntala bị chối bỏ, nhiều câu chuyện có những người cha tu sĩ khổ hạnh hoặc những người anh trai thèm muốn con gái / em gái mình, tất cả đều là những thí dụ của kiểu thức cơ bản này.

Những quan hệ giữa mẹ và con trai
Trong một câu chuyện vùng Bắc Kannada, một cô gái sinh ra bị nguyền rủa sẽ cưới chính con trai mình. Nàng thề là sẽ cố gắng thoát khỏi lời nguyền rủa đó: nàng trốn vào rừng sâu, chỉ ăn trái cây, tránh mọi gặp gỡ với nam giới. Nhưng khi đến tuổi dậy thì, đúng như định mệnh, nàng ăn một trái xoài mà một nhà vua đi ngang qua đã tiểu tiện vào. Trái xoài làm nàng có mang, sinh ra một đứa bé trai. Nàng bèn quấn nó trong một mảnh sari của mình, thả xuống dòng suối gần đấy. Đứa bé được nhà vua ở vương quốc bên cạnh nhặt lên, nuôi dưỡng, sau trở thành một hoàng tử tuấn tú. Chàng đi săn đúng khu rừng ấy và người mẹ yêu chàng, người mẹ tự nhủ không thể bị nguy hiểm vì con trai nàng đã chết. Người mẹ cưới con trai mình, sinh một đứa con. Theo tục lệ, quần áo lọt lòng của cha được giữ lại để dùng cho đứa bé mới sinh. Người mẹ lập tức nhận ra mảnh sari mà nàng đã quấn đứa con trai đầu lòng, bây giờ đây là chồng nàng, và hiểu rằng định mệnh đã được thực hiện. Nàng đợi khi tất cả ngủ say, hát ru đứa con mới sinh của nàng:

Ngủ đi

Con hỡi

Cháu hỡi

Em trai của chồng ta hỡi

Ngủ đi

Ôi ngủ ngoan đi

rồi nàng treo cổ tự tử bằng sari quấn thành sợi thừng.

Câu chuyện này tương đương với Oedipus Hy Lạp, nhưng điểm trần thuật thì hoàn toàn khác. Chính là người mẹ, trong vai trò Jocasta của câu chuyện Hy Lạp, là người bị nguyền rủa, nỗ lực thoát khỏi định mệnh và khi sập bẫy định mệnh, khám phá ra sự thật đã tự trừng phạt bằng cái chết. Người con trai chỉ là tác nhân thụ động, một phần của định mệnh của nàng, khác với Oedipus Hy Lạp. Sự đảo nghịch điểm trần thuật như vậy chưa được nghiên cứu trong thần thoại so sánh và cấu trúc. Cặp đội thần thoại Hi Lạp – Kannada là một trong những thí dụ sáng rõ nhất của cùng một cấu trúc trong hai câu chuyện, nhưng điểm trần thuật hoàn toàn trái ngược.

Có một motif được lặp đi lặp lại trong những câu chuyện dân gian Ấn Độ: Người cha trở về sau một cuộc lưu đày hay một cuộc du hành dài ngày, bước vào phòng ngủ và thấy một chàng trai trẻ lạ mặt nằm cạnh vợ mình. Người cha rút kiếm định giết cả hai khi người vợ ông ta tỉnh giấc giữ tay ông lại, hoặc khi một châm ngôn mà ông nhớ lại khiến ông dừng tay. Chàng trai trẻ hoá ra chính là con trai ông đã lớn lên trở thành người đàn ông trong thời gian ông vắng nhà nhưng vẫn vô tư ngủ chung với mẹ yêu quý.

Một thí dụ rõ nét của những quan hệ mẹ – con trai trong thần thoại là huyền thoại Bengal về nữ thần Durga, người giao phối loạn luân với con trai và bị đàn công theo dõi, kêu lên ầm ĩ. Durga tức giận nguyền rủa đàn công từ đấy sẽ không có khả năng dục tính và sẽ có giọng lảnh lót, chói tai, nhức óc. Sau đó, Durga hối hận và nữ thần cho công có khả năng sinh con nhờ những giọt nước mắt. Tôi cũng có thể kể thêm câu chuyện có type Joseph – và – vợ của Potiphar, loại này có nhiều thí dụ trong thần thoại Ấn Độ. Một bà mẹ kế thèm muốn con trai riêng của chồng, bị người con này phản đối. Bà ta buộc tội chàng cưỡng bức mình và người cha trừng phạt bằng cách làm chàng mù mắt.

Những quan hệ giữa mẹ và con gái
Tôi chưa tìm thấy những thí dụ thuyết phục về sự thù hận của mẹ đối với con gái, dù tôi có thể trích dẫn nhiều câu chuyện phổ biến về mẹ kế lưu đày con gái riêng của chồng, và những người mẹ chồng tàn nhẫn cố gắng giết hoặc hãm hại con dâu. Những nữ thần mẹ cũng như những người mẹ kế, mẹ chồng có lí do để là hình ảnh những người mẹ trong phương diện khủng khiếp của thái độ mẹ đối với con gái. Nhưng tôi phải thừa nhận trường hợp này không sáng rõ như ba trường hợp trên, đặc biệt vì trong tất cả những câu chuyện này, những người mẹ độc ác không chiến thắng.

Khái quát: Nếu xem xét bốn quan hệ trên, đặc biệt là ba quan hệ đầu, chúng ta thấy rằng những câu chuyện Ấn Độ và Hi Lạp / Phương Tây không khác nhau trong kiểu thức cơ bản.

(1) Cùng giới tính thì căm ghét nhau

(2) Khác giới tính thì hấp dẫn nhau

qua các thế hệ.

Nhưng chúng khác nhau trong hướng tấn công hoặc hướng thèm khát. Thay vì con trai thèm muốn mẹ và tấn công cha (như Oedipus) và con gái yêu cha mà căm ghét mẹ (như Electra) trong kiểu Hi Lạp, ở kiểu Ấn Độ chúng ta có những người cha áp chế, tấn công con trai và thèm khát con gái, những người mẹ thèm muốn con trai mà đày ải con gái hoặc những hình tượng con gái.

Những type “Oedipus” Hi Lạp (hoặc phương Tây)

Image
Ma trận của những quan hệ và những tác nhân thì như nhau nhưng hướng thì đảo ngược. Sử dụng một thức khác, chúng ta có thể diễn đạt như sau:

Image

Trong cả 2 type, nếu ta có am và –m, quan hệ là +R.

là một biến số với chuỗi + hoặc –

Kết luận

Những mô thức tương tự với Ấn Độ cũng xuất hiện trong thần thoại và văn học dân gian thế giới. Trong sự cạnh tranh giữa các thế hệ, những người có thế trội hơn, tất nhiên, tuỳ thuộc vào những kiểu thức gia đình và những kiểu thức văn hoá khác. Trong truyện Cuchulain của Ailen (theo Paul Freidrich) và sử thi Ba Tư về Sohrab và Rustum, những người cha giết chết những người con trai. Những sự tán tỉnh, yêu đương và những quan hệ cha – con gái trong văn học dân gian Ý, như được Anne Parsons kể lại, cho thấy kiểu thức có phần giống mẫu Ấn Độ. Ở đây, tôi không chỉ tuyên bố rằng những kiểu thức thống lĩnh của Phương Tây và Ấn Độ là trái ngược nhau. Những thí dụ trái nghịch với kiểu thức chung trong tư liệu Phương Tây hoặc Ấn Độ đều đựợc đón nhận, và nếu những thí dụ như vậy được cung cấp, chúng sẽ hoàn thiện một trong những chức năng cơ bản của bài nghiên cứu này. Một cách có ý nghĩa quan trọng là, không có một câu chuyện trung tâm giống kiểu Oedipus ở Ấn Độ, “Oedipus” Ấn Độ được tạo thành như một bức tranh tổng hợp từ những nguồn phân tán rộng lớn và có những kiểu thức lặp đi lặp lại.

Nhưng việc “Oedipus” Ấn Độ tồn tại là không hồ nghi gì nữa. Những mô thức văn hoá khác của Ấn Độ cũng khẳng định những chất liệu hần thoại và dân gian. Một kiểu scandal phổ biến của Ấn Độ là người cha cưới cho người con trai đần độn của mình một thiếu nữ xinh đẹp, thiếu nữ ấy trở thành tình nhân của người cha. Trong lịch sử lâu dài của Ấn Độ có những vương triều Hindu và Muslim. Trong xã hội Hindu dường như không có những trường hợp được ghi chép lại về người con trai thoán đoạt vương quyền của cha, ám sát cha. (Cấm kỵ vô thức này có thể sâu sắc đến mức các sử gia Hindu loại bỏ không ghi chép bất cứ thí dụ nào về điều đó). Nhưng trong lịch sử Muslim (Moghul và tiền Mughal), những người cha và những người anh thường bị cầm tù, ám sát, điều này trở thành gần như một nghi thức kế vị – rite de passage. Vai trò của những người anh trai ở Ấn Độ, kiểu mẫu chung của vương quyền huynh trưởng, và thậm chí, sự chịu đựng lâu dài ách thống trị ngoại xâm (như Spartt đã lưu ý) là những kiểu thức quá lôi cuốn, không thể bỏ qua. Không có những hình tượng Prometheus hoặc Cronos phế bỏ, cướp ngôi, hoặc bất tuân thần cha hoặc những vị thần huynh trưởng trong thần thoại Ấn Độ.

Nơi mà trong những bản kể ban đầu chúng ta có thể thấy những dấu vết hoặc những thành tố của kiểu thức Hi Lạp hoặc nhữg kiểu thức khác thì những bản kể muộn hơn và phổ biến hơn lại thay đổi các dấu vết, các yếu tố ấy thành kiểu thức “Oedipus” Ấn Độ. Thí dụ, trong bản Ramayana sớm nhất, Sita là con gái của Ravana, khi sinh ra bị nguyền rủa mang cái chết cho cha mình. Bản sau này của Valmiki – bản nổi tiếng nhất và lan truyền rộng nhất – thì không hề có đoạn này.

Hơn nữa, hết sức có ý nghĩa là Freud (với sự nhấn mạnh trên kiểu thức Oedipus Hi Lạp của mình) đã hầu như không chú ý, không nhận thức trong những vòng tròn phân tâm học Ấn Độ (Spartt), dường như ông không thừa nhận kiểu thức Ấn Độ.

Cuối cùng, những kiểu thức này duy trì và vang vọng qua những nền văn chương hiện đại của Ấn Độ. Tôi sẽ chỉ nêu hai thí dụ. Trong một trường ca với đề tài “hiện đại”, Kambar, nhà thơ trẻ Kannada, đã sử dụng một câu chuyện dân gian địa phương cho phúng dụ của mình. Một thủ lĩnh của làng bị yêu quỷ – hổ giết chết, yêu quỷ – hổ này lại trở về làng trong hình hài của chính vị thủ lĩnh. Người cha – yêu quỷ làm mẹ của nhân vật chính mang thai , rồi khiến người mẹ sai nhân vật chính đi tìm những thứ không thể tìm được (như sữa hổ…) để thoả mãn đòi hỏi ăn dở của thời kỳ thai nghén. Cuối cùng, nguời mẹ (đúng hơn, người cha – yêu quỷ, qua bà ta) đòi hỏi ngũ căn của người con trai, anh ta trở nên mù, điếc, câm… Người thợ mộc bậc thầy, bài thơ xúc động trong ngôn ngữ Malayalam của Kurup thì nói về sự ganh tị, tranh giành cay đắng giữa một người cha và người con trai tài năng của ông ta. Bài thơ kết thúc với chi tiết cha giết con khi “vô ý” thả cái đục rớt xuống người con trai đang làm việc phía dưới. Câu chuyện Yayati, với người cha đoạt lấy tuổi trẻ của con trai là một đề tài được các kịch tác gia Kannada hiện đại rất ưa thích. Sự tiếp tục phổ biến của những đề tài như vậy trong phim ảnh, tiểu thuyết, kịch, thơ thêm sức nặng cho kiểu thức Ấn Độ được giới thiệu ở đây. Điều tiếp theo cần làm là nói với một nhà phân tâm học Ấn Độ đoạn sau đây :

“Cuối cùng, khi cái chết đến, con người thấy một ánh sáng rực rỡ, anh ta ngỡ ngàng và bối rối. Anh ta thấy tất cả những điều như thấy trong mơ, vì tâm trí anh ta bấn loạn. Anh ta nhìn thấy cha và mẹ (tương lai) của mình ân ái, khi nhìn thấy họ, một ý nghĩ loé lên trong anh ta. Nếu sắp tái sinh làm một người đàn ông, anh ta thấy chính mình giao phối với mẹ và bị cha cản trở. Còn nếu sắp tái sinh làm một phụ nữ, anh ta thấy chính mình bị mẹ cản trở. Chính vào thời khắc đó, Hiện Hữu Trung Gian bị huỷ diệt, và sự sống và ý thức xuất hiện và nhân quả bắt đầu lại vận hành. Điều đó giống như dấu ấn của con dấu, con dấu bị phá huỷ nhưng kiểu mẫu đã được in dấu lại .” ( Từ Saddharma – smrtyupasthana Sutra, chương XXXIV, trong Kinh Phật, E. Conze biên tập, New York 1954, tr. 283 ).

Vài năm trước đây khi tìm những câu chuyện có type Oedipus trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ, tôi thấy rất ít chuyện giống như kịch Sophocles. Những ví dụ theo kiểu Sophocles mà tôi tìm được rất ít ỏi:

(1) Một chuyện về thần Ganesha. Có lần nữ thần Parvati, mẹ của Ganesha, hỏi thần muốn cưới một người vợ như thế nào. Ganesha trả lời “Một người giống hệt mẹ, mẹ ạ”. Parvati tức giận bởi mong muốn loạn luân được bộc lộ công khai ấy đã nguyền rủa con trai mãi mãi độc thân, và vì vậy Ganesha trở thành vị thân độc thân vĩnh viễn.

(2) Trong một số bản kể của sử thi Ramayana, Sita là con gái của Ravana, quỷ vương đảo Lanka, được sinh ra với lời nguyền rủa sẽ mang đến cái chết cho cha mình. Ravana cố tìm mọi cách vứt bỏ con gái, vì vậy nàng đã lớn lên ở Bắc Ấn xa xôi, cưới hoàng tử Rama, rồi bị chính Ravana, khi đó không biết nàng là con gái mình, bắt cóc. Cuối cùng, Ravana bị Rama giết chết.

(3) Trong sử thi Mahabharata, anh hùng Arjuna bị chính con trai mình, Babhruvahana, giết chết trên chiến trường, nhưng sau đó Arjuna sống lại.

(4) Trong bản kể Ramayana của Bengal, Lava và Kusa, hai người con trai của Rama đã giết chết Rama trong giao tranh.

Ngoài ra còn một số ví dụ trong kinh Rig Veda “Hỡi Indra, ai đã khiến mẹ người trở thành goá phụ? Thần linh nào đã hiện diện trong cuộc xung đột khi chính thần giết chết cha ruột của mình, kéo lê chân ông ta?” (Rg. IV. 18. 12).

Nhưng tất cả những thí dụ này đều khá thiếu sáng rõ, nhìn chung đều không được biết đến, không được giữ lại trong những bản kể quan trọng, lưu hành rộng rãi của Ramayana, Mahabharata cũng như trong những chuyện kể dân gian phổ biến.

Trước tôi, những nhà nghiên cứu khác cũng đã tìm kiếm, đáng chú ý là các nhà phân tâm học và họ đi đến kết luận rằng tự sự Ấn Độ không có những câu chuyện Oedipus và vì vậy, tất nhiên, người Ấn không có phức cảm Oedipus; theo đó, ít nhất đối với một nhà văn, thì việc không may thiếu phức cảm Oedipus đã khiến Ấn Độ không phát triển hình thức tiểu thuyết, hoặc ngăn cản họ không lật đổ những người Hồi Giáo Mughal hoặc những người Anh bằng những bạo động đẫm máu.

Tôi không phải một nhà phân tâm học, dù tôi tin tưởng ở phân tâm học, đặc biệt ở người cha của khoa học này, Sigmund Freud, người liên quan một cách hệ trọng tới mọi nghiên cứu thần thoại và văn học dân gian, nhất là do những khám phá của ông về các mã (quy tắc) biểu tượng và những thông điệp biểu tượng.

Trong bài nghiên cứu này, tôi muốn tóm tắt và trình bày một số những mô thức giống type Oedipus mà tôi và một số nhà nghiên cứu đi trước đã tìm thấy trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ.

Type Oedipus:

Chúng tôi không thấy gì ngoài một vài thí dụ rời rạc, chưa đủ sức thuyết phục như trên về kiểu truyện Oedipus “dương”, nơi mà, (như trong kịch Sophocles) một chàng trai trẻ bị nguyền rủa sẽ giết cha và cưới mẹ, cố gắng để thoát khỏi định mệnh nhưng thật mỉa mai, đã vô tình thực hiện đúng định mệnh của mình.

Trước đây, chúng tôi đã không tìm thấy những tương đồng vì quá câu nệ, không thấy rằng trong một bối cảnh văn hoá khác, một mẫu thức tương tự có thể xuất hiện với kiểu cách khác, có khi lộn ngược – hình tượng cây vũ trụ của Ấn Độ có cành nhánh lá hoa trong đất mà rễ lại ở trên không.

Phục vụ cho mục đích tìm kiếm, chúng tôi có thể xác định truyện Oedipus như truyện về xung đột giữa các thế hệ, xung đột nảy sinh do dục vọng và tranh giành, chứa đựng một hoặc vài thành tố sau đây:

(1) Những quan hệ giữa cha và con trai

(2) Những quan hệ giữa mẹ và con trai

Thí dụ: Oedipus Vua của Sophocles

Chúng tôi có thể kể thêm một kiểu thức quan hệ như vậy, thường được gọi là chuyện Electra.

(3) Những quan hệ giữa cha và con gái

(4) Những quan hệ giữa mẹ và con gái
Thí dụ: Electra của Sophocles.

Mô thức Oedipus Hy Lạp có thể tóm tắt như sau:

(1) Con trai giết cha

(2) Con trai cưới mẹ

(3) Con gái yêu cha

(4) Con gái căm thù mẹ, muốn mẹ bị giết chết.

Nếu chúng ta gọi “yêu, theo đuổi, ao ước cưới, ao ước làm một điều gì đó hoặc tất cả mọi điều trong những việc kể trên” là những quan hệ +, và “căm thù, phá hoại, giết, ao ước làm một điều gì đó hoặc tất cả các điều kể trên” là những quan hệ -, nam giới là +m, nữ giới là –m, ta sẽ có những kiểu thức sau đây:

Hoặc trong hình thức ma trận như sau:

Nơi con cái và cha mẹ cùng giới tính, họ có quan hệ –R

Nơi con cái và cha mẹ khác giới tính, họ có quan hệ +R

*Những mô thức Ấn Độ:

Trong văn hoá Ấn Độ, ta thấy những cách thức sau:

Trong sử thi Mahabharata, Bhisma, hoàng tử trưởng nam của Santanu, đã từ bỏ cả quyền kế vị ngai vàng lẫn cuộc sống dục tình để vua cha có thể cưới một cô gái thuyền chài và thoả mãn ái dục. (C.V. Narashimhan: The Mahabharata, 1965, tr 7.11)

Đức vua Yayati chịu lời nguyền rủa bị lão suy, kiệt quệ, vì mong muốn kéo dài đời sống lạc thú, đã đề nghị năm người con trai nhượng chuyển tuổi trẻ của họ và gánh lấy tuổi già cho ông. Người con út đã đổi tuổi trẻ của mình cho cha.

Trong Mahabharata còn có một thí dụ cực đoan hơn về sự tranh giành của người cha với con trai: Đạo sĩ Brihaspati khao khát Mamata, vợ người con trai trưởng của ông. Mamata phản đối, nói rằng nàng đang mang thai và rằng cái thai trong bụng nàng đã thông hiểu mọi kinh Veda sẽ không cho phép hạt giống của Brihaspati lớn lên trong nàng, vì vậy nàng xin cha chồng hãy đợi đến khi nàng sinh nở xong. Brihaspati vẫn khăng khăng đòi hỏi, nhưng cái thai trong bụng Mamata hét lên cấm ông không được làm điều sai trái. Brihaspati tức giận nguyền rủa hài nhi sinh ra sẽ bị mù mắt. Đứa bé sinh ra tên là Dirghatamas , bị mù bẩm sinh (P.C.Roy’s Mahabharata, Vana Parva, XLIII, 21)

Rất có ý nghĩa rằng câu chuyện Dirghatamas được Bhisma kể lại, và trong Ramayana, câu chuyện Yayati do Rama kể khi chàng bị cha lưu đày. Sự hồi tưởng, nhắc nhở lại câu chuyện về những nhân vật cùng kiểu thức trước mình của Bhisma, Rama như vậy là một kĩ thuật văn chương đồng thời cũng là bằng chứng cho thấy những đề tài được nhắc đi nhắc lại, có dấu ấn sâu đậm trong thần thoại và văn học dân gian Ấn Độ.

Còn có thể kể thêm nhiều thí dụ nữa về xung đột cha con mà người cha hiện lên như kẻ gây hấn giành chiến thắng. Tôi sẽ chỉ kể thêm một thí dụ: Câu chuyện về Ganesha. Parvati vào phòng tắm và đặt con trai, Ganesha, ở cửa, nói con không cho ai bước vào. Khi cha là thần Shiva muốn vào, Ganesha cố chặn thần lại, Shiva đã chặt đầu Ganesha. Sau đó, Shiva đã chắp một cái đầu voi thay thế cho Ganesha. Trong vài huyền thoại khác thì Ganesha đã có sẵn đầu voi, Shiva tức giận bẻ gẫy một ngà (như ta thấy trong tiếu tượng) (Spratt tr. 126, giải thích điều này như sự thiến hoạn).

Những quan hệ giữa cha và con gái:

Những thần thoại cổ nhất cho thấy bằng chứng về việc cha luôn thèm muốn con gái mình. Chúng ta sẽ chỉ dẫn chứng ở đây hai thần thoại:

Kinh Shatapatha Brahmana I. 7. 41 – 4 kể như sau: Prajapati, Đấng sáng tạo, cha của các thần, dán mắt vào con gái ao ước “Ta muốn kết hợp với nàng”. Khi nói vậy, thần đã giao hợp với con gái. Các thần thấy điều đó là tội lỗi, họ nói “Hắn đã làm điều tội lỗi như vậy với con gái hắn, em gái của chúng ta, chúng ta hãy phanh xác hắn ra”. Rudra nhắm bắn Prajapati. Nửa tinh trùng của Prajapati rơi xuống đất.

Về sau, Prajapati trở thành Thần Sáng tạo Brahma. Một bản kể khác của câu chuyện trên, kiểu Oedipus “dương” được kể:

Khi Brahma bắt đầu công việc sáng tạo, nữ thần Gayatri xuất hiện trong hình thức một cô gái từ một nửa của Brahma, Brahma nghĩ Gayatri là con gái mình. Thấy cô gái vô cùng xinh đẹp, thần Brahma bừng bừng lửa dục… Các con trai của Brahma, xem Gayatri là em gái, hết sức bất bình… Gayatri khiêm nhường chạy vòng quanh Brahma để tránh mắt nhìn của thần. Thần Brahma ngượng nếu cứ quay đầu nhìn theo khi các con thần đều đứng gần đấy. Thần bèn tạo nên bốn đầu, mỗi cái quay về một hướng để có thể ngắm Gayatri. Thấy vậy, Gayatri bay lên trời. Brahma bèn tạo thêm một cái đầu thứ năm hướng lên trời. Sau việc này, Brahma đánh mất những quyền năng thần có được do tu luyện khổ hạnh. (Thần tích Matsya Purana III, 30 – 41, Spratt III. 2)

Trong một tác phẩm đạo Jain, Vaddaradhane, một nhà vua phải lòng công chúa út của mình, đã hỏi các hoàng hậu, thứ phi cùng các cố vấn “Nếu có một tạo vật xinh đẹp trong vương quốc ta, tạo vật đó thuộc về ai?”. Họ trả lời “Tất nhiên rồi, những con ngựa, con voi, châu ngọc, đá quý và cả những phụ nữ đẹp nhất trong vương quốc đều thuộc về bệ hạ”. Khi vua hỏi các đạo sĩ cùng câu hỏi đó, họ trả lời “Bệ hạ phải nói người đang nghĩ về tạo vật gì đã. Rồi chúng thần có thể nói cái gì thuộc về người, cái gì không”. Nhà vua tức giận, đuổi các đạo sĩ đi. Sau đó, vua cưới công chúa út. Nàng sinh con. Kartika, con trai nàng vào rừng, thấy những cậu trai khác được cha, đặc biệt là ông nội cho quần áo, hoa quả. Chàng về nhà, hỏi mẹ “Mẹ ơi, cha của mẹ, ông nội con đâu? Con có ông nội không?”. Mẹ chàng buồn rầu nói “Con trai à, mẹ biết nói sao với con đây? Cha của con cũng là cha của mẹ”. Nghe vậy, Kartika thấy đủ lí do để từ bỏ thế gian để trở thành một tu sĩ khổ hạnh, lang thang.

Hãy chú ý rằng ở đây, như ở trong huyền thoại Oedipus Hy Lạp, có sự nhấn mạnh trên tình trạng lộn xộn của những quan hệ huyết thống bình thường, đặc biệt sự chồng chập của những thế hệ (ông nội – cha – con trai) là kết quả từ những quan hệ loạn luân và những người con trai phẫn nộ khi phát hiện ra điều đó.

Một truyện trong ngôn ngữ Tamil cũng có mô thức cha – con gái tương tự, ngoại trừ việc cha lấy con gái. Một nhà vua không có con gái. Ông cầu nguyện thần Shiva, Shiva hiện ra và nói “Con hãy lựa chọn. Hoặc một người con trai bình thường hoặc bốn người con gái xinh đẹp, tài năng”. Nhà vua chọn những cô con gái. Họ lớn lên thành những thiếu nữ đa tài, xinh đẹp như thiên thần. Một ngày kia trong khi người thợ mát xa đang xoa dầu trên thân thể nhà vua với kiểu xoa bóp thô mạnh, các công chúa tới, cùng nhau mát xa cho cha với tất cả sự êm ái, trong nhịp điệu dễ chịu, như một hoà tấu của những đụng chạm. Sau khi tắm dầu như vậy, nhà vua cảm thấy vô cùng khoái lạc, bắt đều thèm muốn các con gái mình. Vua đi vào căn phòng giận dỗi (một phòng dành cho những lúc buồn rầu, tức giận… trong các cung điện Ấn Độ cổ xưa). Khi các thành viên hoàng gia cùng các cố vấn đến hỏi vì lẽ gì đức vua buồn khổ, ông ta hỏi họ tương tự như đức vua trong câu chuyện của đạo Jain “Nếu ta có những thứ quý giá, ta vứt chúng đi hay hưởng thụ chúng?” Các quan đại thần, không chút ngờ vực, trả lời “Xin hãy đi và hưởng thụ những gì quý giá của người”. Đức vua sung sướng quá “Ta đang phải lòng các con gái ta. Ta muốn cưới chúng ngay lập tức. Hãy chuẩn bị ngay những gì cần thiết”. Triều thần nghĩ rằng nhà vua điên rồ mất rồi, nhưng trêu chọc rằng họ sẽ quan tâm lo liệu. Rồi họ chạy vội đến báo tin dữ cho các công chúa. Các công chúa cầu xin nữ thần Parvati đưa họ vào sâu trong rừng, trong một toà lâu đài bảy tầng, tầng một có bốn khu cho bốn công chúa, sáu tầng trên đựng đầy thực phẩm và váy áo đủ dùng vài năm. Toà lâu đài này phong kín, không cửa chính và không cửa sổ. Vài năm sau, một hoàng tử vào rừng, nghe tiếng đàn vina quyến rũ, chàng lại gần toà lâu đài, toà lâu đài thần kì tự mở ra cho chàng vào. Chàng yêu và cưới cả bốn nàng.

Câu chuyện này rõ ràng thể hiện một đề tài truyện dân gian Ấn Độ phổ biến, sự quấy nhiễu tình dục đối với người thiếu nữ của một người họ hàng không được phép kết hôn với nàng (ở đây là người cha, trong nhiều chuyện khác là người anh trai) hoặc của một người không phải họ hàng nhưng cũng khong được phép kết hôn với nàng (thí dụ một sư phụ đạo sĩ dâm đãng, hoặc Ravana trong một số bản kể của Ramayana chính là người cha thực của Sita); người thiếu nữ bảo vệ phẩm hạnh của mình, tránh khỏi những sự quấy nhiễu loạn luân hoặc ngoại tình đó (như trong chuyện Hanci), nàng đợi gặp người chồng hợp thức của mình.

Những thử thách trinh tiết như vậy đối với các thiếu nữ thường đi cùng cuộc lưu đày lâu dài hoặc sự bị thiến hoạn một cách biểu tượng (hoặc những thử thách anh hùng) của những người tình trẻ của họ, thường do cha những người này gây ra. Việc bắt cóc Sita, việc Draupadi bị người anh (con bác ruột của chồng nàng) xé áo nơi công cộng, việc Shakuntala bị chối bỏ, nhiều câu chuyện có những người cha tu sĩ khổ hạnh hoặc những người anh trai thèm muốn con gái / em gái mình, tất cả đều là những thí dụ của kiểu thức cơ bản này.

Những quan hệ giữa mẹ và con trai
Trong một câu chuyện vùng Bắc Kannada, một cô gái sinh ra bị nguyền rủa sẽ cưới chính con trai mình. Nàng thề là sẽ cố gắng thoát khỏi lời nguyền rủa đó: nàng trốn vào rừng sâu, chỉ ăn trái cây, tránh mọi gặp gỡ với nam giới. Nhưng khi đến tuổi dậy thì, đúng như định mệnh, nàng ăn một trái xoài mà một nhà vua đi ngang qua đã tiểu tiện vào. Trái xoài làm nàng có mang, sinh ra một đứa bé trai. Nàng bèn quấn nó trong một mảnh sari của mình, thả xuống dòng suối gần đấy. Đứa bé được nhà vua ở vương quốc bên cạnh nhặt lên, nuôi dưỡng, sau trở thành một hoàng tử tuấn tú. Chàng đi săn đúng khu rừng ấy và người mẹ yêu chàng, người mẹ tự nhủ không thể bị nguy hiểm vì con trai nàng đã chết. Người mẹ cưới con trai mình, sinh một đứa con. Theo tục lệ, quần áo lọt lòng của cha được giữ lại để dùng cho đứa bé mới sinh. Người mẹ lập tức nhận ra mảnh sari mà nàng đã quấn đứa con trai đầu lòng, bây giờ đây là chồng nàng, và hiểu rằng định mệnh đã được thực hiện. Nàng đợi khi tất cả ngủ say, hát ru đứa con mới sinh của nàng:

Ngủ đi

Con hỡi

Cháu hỡi

Em trai của chồng ta hỡi

Ngủ đi

Ôi ngủ ngoan đi

rồi nàng treo cổ tự tử bằng sari quấn thành sợi thừng.

Câu chuyện này tương đương với Oedipus Hy Lạp, nhưng điểm trần thuật thì hoàn toàn khác. Chính là người mẹ, trong vai trò Jocasta của câu chuyện Hy Lạp, là người bị nguyền rủa, nỗ lực thoát khỏi định mệnh và khi sập bẫy định mệnh, khám phá ra sự thật đã tự trừng phạt bằng cái chết. Người con trai chỉ là tác nhân thụ động, một phần của định mệnh của nàng, khác với Oedipus Hy Lạp. Sự đảo nghịch điểm trần thuật như vậy chưa được nghiên cứu trong thần thoại so sánh và cấu trúc. Cặp đội thần thoại Hi Lạp – Kannada là một trong những thí dụ sáng rõ nhất của cùng một cấu trúc trong hai câu chuyện, nhưng điểm trần thuật hoàn toàn trái ngược.

Có một motif được lặp đi lặp lại trong những câu chuyện dân gian Ấn Độ: Người cha trở về sau một cuộc lưu đày hay một cuộc du hành dài ngày, bước vào phòng ngủ và thấy một chàng trai trẻ lạ mặt nằm cạnh vợ mình. Người cha rút kiếm định giết cả hai khi người vợ ông ta tỉnh giấc giữ tay ông lại, hoặc khi một châm ngôn mà ông nhớ lại khiến ông dừng tay. Chàng trai trẻ hoá ra chính là con trai ông đã lớn lên trở thành người đàn ông trong thời gian ông vắng nhà nhưng vẫn vô tư ngủ chung với mẹ yêu quý.

Một thí dụ rõ nét của những quan hệ mẹ – con trai trong thần thoại là huyền thoại Bengal về nữ thần Durga, người giao phối loạn luân với con trai và bị đàn công theo dõi, kêu lên ầm ĩ. Durga tức giận nguyền rủa đàn công từ đấy sẽ không có khả năng dục tính và sẽ có giọng lảnh lót, chói tai, nhức óc. Sau đó, Durga hối hận và nữ thần cho công có khả năng sinh con nhờ những giọt nước mắt. Tôi cũng có thể kể thêm câu chuyện có type Joseph – và – vợ của Potiphar, loại này có nhiều thí dụ trong thần thoại Ấn Độ. Một bà mẹ kế thèm muốn con trai riêng của chồng, bị người con này phản đối. Bà ta buộc tội chàng cưỡng bức mình và người cha trừng phạt bằng cách làm chàng mù mắt.

Những quan hệ giữa mẹ và con gái
Tôi chưa tìm thấy những thí dụ thuyết phục về sự thù hận của mẹ đối với con gái, dù tôi có thể trích dẫn nhiều câu chuyện phổ biến về mẹ kế lưu đày con gái riêng của chồng, và những người mẹ chồng tàn nhẫn cố gắng giết hoặc hãm hại con dâu. Những nữ thần mẹ cũng như những người mẹ kế, mẹ chồng có lí do để là hình ảnh những người mẹ trong phương diện khủng khiếp của thái độ mẹ đối với con gái. Nhưng tôi phải thừa nhận trường hợp này không sáng rõ như ba trường hợp trên, đặc biệt vì trong tất cả những câu chuyện này, những người mẹ độc ác không chiến thắng.

Khái quát: Nếu xem xét bốn quan hệ trên, đặc biệt là ba quan hệ đầu, chúng ta thấy rằng những câu chuyện Ấn Độ và Hi Lạp / Phương Tây không khác nhau trong kiểu thức cơ bản.

Cùng giới tính thì căm ghét nhau

Khác giới tính thì hấp dẫn nhau

qua các thế hệ.

Nhưng chúng khác nhau trong hướng tấn công hoặc hướng thèm khát. Thay vì con trai thèm muốn mẹ và tấn công cha (như Oedipus) và con gái yêu cha mà căm ghét mẹ (như Electra) trong kiểu Hi Lạp, ở kiểu Ấn Độ chúng ta có những người cha áp chế, tấn công con trai và thèm khát con gái, những người mẹ thèm muốn con trai mà đày ải con gái hoặc những hình tượng con gái.

Những type “Oedipus” Hi Lạp (hoặc phương Tây)
Ma trận của những quan hệ và những tác nhân thì như nhau nhưng hướng thì đảo ngược. Sử dụng một thức khác, chúng ta có thể diễn đạt như sau:

Trong cả 2 type, nếu ta có am và –m, quan hệ là +R.

là một biến số với chuỗi + hoặc –

Kết luận

Những mô thức tương tự với Ấn Độ cũng xuất hiện trong thần thoại và văn học dân gian thế giới. Trong sự cạnh tranh giữa các thế hệ, những người có thế trội hơn, tất nhiên, tuỳ thuộc vào những kiểu thức gia đình và những kiểu thức văn hoá khác. Trong truyện Cuchulain của Ailen (theo Paul Freidrich) và sử thi Ba Tư về Sohrab và Rustum, những người cha giết chết những người con trai. Những sự tán tỉnh, yêu đương và những quan hệ cha – con gái trong văn học dân gian Ý, như được Anne Parsons kể lại, cho thấy kiểu thức có phần giống mẫu Ấn Độ. Ở đây, tôi không chỉ tuyên bố rằng những kiểu thức thống lĩnh của Phương Tây và Ấn Độ là trái ngược nhau. Những thí dụ trái nghịch với kiểu thức chung trong tư liệu Phương Tây hoặc Ấn Độ đều đựợc đón nhận, và nếu những thí dụ như vậy được cung cấp, chúng sẽ hoàn thiện một trong những chức năng cơ bản của bài nghiên cứu này. Một cách có ý nghĩa quan trọng là, không có một câu chuyện trung tâm giống kiểu Oedipus ở Ấn Độ, “Oedipus” Ấn Độ được tạo thành như một bức tranh tổng hợp từ những nguồn phân tán rộng lớn và có những kiểu thức lặp đi lặp lại.

Nhưng việc “Oedipus” Ấn Độ tồn tại là không hồ nghi gì nữa. Những mô thức văn hoá khác của Ấn Độ cũng khẳng định những chất liệu hần thoại và dân gian. Một kiểu scandal phổ biến của Ấn Độ là người cha cưới cho người con trai đần độn của mình một thiếu nữ xinh đẹp, thiếu nữ ấy trở thành tình nhân của người cha. Trong lịch sử lâu dài của Ấn Độ có những vương triều Hindu và Muslim. Trong xã hội Hindu dường như không có những trường hợp được ghi chép lại về người con trai thoán đoạt vương quyền của cha, ám sát cha. (Cấm kỵ vô thức này có thể sâu sắc đến mức các sử gia Hindu loại bỏ không ghi chép bất cứ thí dụ nào về điều đó). Nhưng trong lịch sử Muslim (Moghul và tiền Mughal), những người cha và những người anh thường bị cầm tù, ám sát, điều này trở thành gần như một nghi thức kế vị – rite de passage. Vai trò của những người anh trai ở Ấn Độ, kiểu mẫu chung của vương quyền huynh trưởng, và thậm chí, sự chịu đựng lâu dài ách thống trị ngoại xâm (như Spartt đã lưu ý) là những kiểu thức quá lôi cuốn, không thể bỏ qua. Không có những hình tượng Prometheus hoặc Cronos phế bỏ, cướp ngôi, hoặc bất tuân thần cha hoặc những vị thần huynh trưởng trong thần thoại Ấn Độ.

Nơi mà trong những bản kể ban đầu chúng ta có thể thấy những dấu vết hoặc những thành tố của kiểu thức Hi Lạp hoặc nhữg kiểu thức khác thì những bản kể muộn hơn và phổ biến hơn lại thay đổi các dấu vết, các yếu tố ấy thành kiểu thức “Oedipus” Ấn Độ. Thí dụ, trong bản Ramayana sớm nhất, Sita là con gái của Ravana, khi sinh ra bị nguyền rủa mang cái chết cho cha mình. Bản sau này của Valmiki – bản nổi tiếng nhất và lan truyền rộng nhất – thì không hề có đoạn này.

Hơn nữa, hết sức có ý nghĩa là Freud (với sự nhấn mạnh trên kiểu thức Oedipus Hi Lạp của mình) đã hầu như không chú ý, không nhận thức trong những vòng tròn phân tâm học Ấn Độ (Spartt), dường như ông không thừa nhận kiểu thức Ấn Độ.

Cuối cùng, những kiểu thức này duy trì và vang vọng qua những nền văn chương hiện đại của Ấn Độ. Tôi sẽ chỉ nêu hai thí dụ. Trong một trường ca với đề tài “hiện đại”, Kambar, nhà thơ trẻ Kannada, đã sử dụng một câu chuyện dân gian địa phương cho phúng dụ của mình. Một thủ lĩnh của làng bị yêu quỷ – hổ giết chết, yêu quỷ – hổ này lại trở về làng trong hình hài của chính vị thủ lĩnh. Người cha – yêu quỷ làm mẹ của nhân vật chính mang thai , rồi khiến người mẹ sai nhân vật chính đi tìm những thứ không thể tìm được (như sữa hổ…) để thoả mãn đòi hỏi ăn dở của thời kỳ thai nghén. Cuối cùng, nguời mẹ (đúng hơn, người cha – yêu quỷ, qua bà ta) đòi hỏi ngũ căn của người con trai, anh ta trở nên mù, điếc, câm… Người thợ mộc bậc thầy, bài thơ xúc động trong ngôn ngữ Malayalam của Kurup thì nói về sự ganh tị, tranh giành cay đắng giữa một người cha và người con trai tài năng của ông ta. Bài thơ kết thúc với chi tiết cha giết con khi “vô ý” thả cái đục rớt xuống người con trai đang làm việc phía dưới. Câu chuyện Yayati, với người cha đoạt lấy tuổi trẻ của con trai là một đề tài được các kịch tác gia Kannada hiện đại rất ưa thích. Sự tiếp tục phổ biến của những đề tài như vậy trong phim ảnh, tiểu thuyết, kịch, thơ thêm sức nặng cho kiểu thức Ấn Độ được giới thiệu ở đây. Điều tiếp theo cần làm là nói với một nhà phân tâm học Ấn Độ đoạn sau đây :

“Cuối cùng, khi cái chết đến, con người thấy một ánh sáng rực rỡ, anh ta ngỡ ngàng và bối rối. Anh ta thấy tất cả những điều như thấy trong mơ, vì tâm trí anh ta bấn loạn. Anh ta nhìn thấy cha và mẹ (tương lai) của mình ân ái, khi nhìn thấy họ, một ý nghĩ loé lên trong anh ta. Nếu sắp tái sinh làm một người đàn ông, anh ta thấy chính mình giao phối với mẹ và bị cha cản trở. Còn nếu sắp tái sinh làm một phụ nữ, anh ta thấy chính mình bị mẹ cản trở. Chính vào thời khắc đó, Hiện Hữu Trung Gian bị huỷ diệt, và sự sống và ý thức xuất hiện và nhân quả bắt đầu lại vận hành. Điều đó giống như dấu ấn của con dấu, con dấu bị phá huỷ nhưng kiểu mẫu đã được in dấu lại .” ( Từ Saddharma – smrtyupasthana Sutra, chương XXXIV, trong Kinh Phật, E. Conze biên tập, New York 1954, tr. 283 ).

A. K. Ramanujan
Phan Thu Hiền dịch

[Bài đã in trong sách Huyền thoại và Văn học của Khoa Ngữ văn và Báo chí, ĐHKHXHVNV Tp. HCM. 2006]

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *